2. Lợi ích
Kỹ năng sáng tạo là một trong những kỹ năng sống quan trọng cho học sinh tiểu học. Một số lợi ích của kỹ năng sáng tạo cho học sinh tiểu học là:
- Giúp học sinh tiếp thu nhanh chóng với những ý kiến, tư tưởng mới.
- Giúp học sinh phát triển khả năng tư duy và biểu đạt.
- Giúp học sinh ứng dụng các kiến thức và kỹ năng để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
3. Vai trò
Giáo dục kỹ năng sáng tạo cho học sinh tiểu học trong nhà trường có vai trò rất quan trọng. Một số vai trò của giáo dục kỹ năng sáng tạo cho học sinh tiểu học trong nhà trường là:
- Giúp học sinh phát triển nhân cách sáng tạo, khả năng tư duy và giải quyết vấn đề.
- Giúp học sinh hòa nhập với môi trường xung quanh, xã hội và thích ứng với những thay đổi.
- Giúp học sinh khám phá và phát huy tiềm năng của bản thân qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
4. Phương pháp giáo dục học sinh tiểu học xây dựng được kỹ năng sáng tạo
Để phát triển kỹ năng sáng tạo cho học sinh tiểu học, giáo viên có thể tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, khuyến khích học sinh tham gia tích cực, tự lựa chọn nội dung và cách thức thực hiện. Giáo viên cũng cần tạo ra một lớp học khích lệ tư duy của học sinh và vận dụng các biện pháp chuyên biệt.
4.1 Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
Là phương pháp giáo dục khuyến khích học sinh tự đặt ra và giải quyết các vấn đề thực tế trong cuộc sống. Phương pháp này giúp học sinh rèn luyện kỹ năng suy luận, đưa ra quyết định và sáng tạo
Trong một vài môn học hiện nay, có vận dụng rất nhiều phương pháp giải quyết vấn đề nhằm đảm bảo tính logic trong cách xử lý tình huống của học sinh.
Các kĩ năng được phát triển từ dễ đến khó. Sau mỗi phần bài học ở các môn Toán, Khoa học là những bài học như khám phá, tư duy hiệu quả và đặc biệt kĩ năng làm việc đồng đội. Bản thân luôn tạo không khí thân thiện, áp dụng việc đổi mới phương pháp tạo điều kiện cho Học sinh mạnh dạn, tự lập, tự khẳng định và phát huy mạnh hơn.
4.2 Phương pháp trò chơi học tập
Từ việc tiếp nhận kiến thức một cách dễ dàng, thông qua trò chơi, học sinh còn có thể phát hiện ra nhiều vấn đề mới khác so với nhiệm vụ ban đầu. Bằng việc vận dụng các kĩ năng, kĩ xảo để chơi trò chơi, học sinh nhanh chóng phát triển những kiến thức nền tảng thành những kiến thức mới, thú vị hơn.
Việc sử dụng trò chơi để thay đổi hình thức học tập làm cho không khí lớp học thoải mái và dễ chịu hơn. Từ đó, tạo cho học sinh sự tự giác, tích cực hơn trong việc tiếp nhận kiến thức. Thông qua trò chơi, học sinh biết cách nhìn nhận, phân tích, so sánh khái quát các kiến thức một cách thoải mái và thú vị hơn. Điều này giúp học sinh có ấn tượng với kiến thức một cách mạnh mẽ và ghi nhớ thông tin lâu hơn.
4.3 Phương pháp giáo dục STEM
Về bản chất, phương pháp giáo dục STEM cho học sinh tiểu học là một phương pháp giảng dạy hiện đại được xây dựng trên cơ sở giáo dục trẻ theo bốn chuyên ngành cụ thể – khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Trẻ sẽ học các kiến thức này theo cách tiếp cận liên ngành và có ứng dụng vào thực tế. Thay vì dạy bốn môn học như các môn truyền thống bị tách biệt, STEM kết nối chúng vào một mô hình học gắn kết, dựa trên các ứng dụng trong thế giới thực.
Ở cấp tiểu học, các tri thức của các môn học STEM này đều được ứng dụng phổ biến trong thực tế nên việc ứng dụng phương pháp giáo dục STEM cho học sinh tiểu học sẽ thuận lợi và đem lại hiệu quả cao. Phương pháp này sẽ đào tạo và xây dựng được các kỹ năng, trình độ cho trẻ em, cụ thể là:
- Trình độ về khoa học như năng lực học hỏi tự nhiên thông qua quan sát và thực nghiệm
- Trình độ và năng lực vận dụng tổng hợp các kiến thức khoa học để xử lý các vấn đề trong cuộc sống
- Trình độ và năng lực thiết kế; năng lực sáng tạo và một số năng lực chung.
5. Kỹ năng sáng tạo trong học tập các môn học
5.1 Kỹ năng sáng tạo trong môn học Toán học
Trong Toán học, khả năng tư duy xuất hiện ngay trong lớp học, học sinh học thông qua các bài tập toán có lời giải, các mô phỏng và đặt câu hỏi…
Một số cách tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong môn Toán là:
- Sử dụng phương pháp giải bài toán có lời văn: Học sinh được giải các bài toán có lời văn liên quan đến thực tế, tìm ra cách làm mới, năng suất và hiệu quả.
- Sử dụng phương pháp chơi trò chơi: Học sinh được chơi các trò chơi có tính toán học, ví dụ như xếp hình, đố vui, sudoku…
- Sử dụng phương pháp khám phá: Học sinh được khuyến khích tự tìm hiểu và khám phá các quy luật, định lí, công thức toán học bằng cách quan sát, so sánh, thử nghiệm…
5.2 Kỹ năng sáng tạo trong môn học Khoa học
Để nâng cao được tính sáng tạo, tư duy trong học tập và khám phá các vấn đề khoa học, hoạt động học sinh có thể tham gia như
- Sử dụng phương pháp dự án: Học sinh thực hiện một dự án khoa học nhỏ liên quan đến một chủ đề hay hiện tượng nào đó, ví dụ như làm một máy bay giấy, một máy phát điện gió, một kính thiên văn…
- Sử dụng phương pháp thảo luận: Học sinh được tham gia vào các hoạt động thảo luận nhóm hoặc cả lớp về một vấn đề hay câu hỏi nào đó, ví dụ như tại sao trời xanh, tại sao lá cây có màu xanh, tại sao có sấm sét…
- Sử dụng phương pháp khám phá: Học sinh được khuyến khích tự tìm hiểu và khám phá các hiện tượng tự nhiên và xã hội bằng cách quan sát, đo lường, so sánh, thử nghiệm…